Bệnh Gút (Gout ) Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
Mục Lục
Bệnh gout là một dạng viêm khớp thường gặp. Người mắc bệnh gout thường phải trải qua nhiều cơn đau dữ dội, sưng và đỏ tại khớp. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh này
1 Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra đau nhức và sưng tấy các khớp. Ban đầu bệnh chỉ ảnh hưởng đến khớp, phổ biến nhất là ngón chân cái
Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể có quá nhiều axit Uric có thể kết tinh những mảnh sắc nhọn trong khớp, gây đau đớn. Ngoài ra tinh thể cũng có thể tích tụ trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, tạo thành sỏi thận, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến dòng chảy nước tiểu.
2 Dấu hiệu của bệnh gout
Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh gout là rất quan trọng để bạn có những biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý:
-
Đau khớp đột ngột: Cơn đau thường bắt đầu một cách đột ngột, đặc biệt vào ban đêm, và có thể rất dữ dội, thường gặp ở ngón chân cái.
-
Sưng tấy: Khu vực quanh khớp bị ảnh hưởng sẽ sưng, đỏ và có thể ấm khi chạm vào.
-
Hạn chế vận động: Sự cứng khớp có thể xảy ra, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
-
Cảm giác nóng: Khu vực khớp bị bệnh có thể cảm thấy nóng hoặc nhạy cảm.
-
Xuất hiện các cơn tái phát: Các cơn đau có thể xảy ra theo từng đợt, với khoảng thời gian giữa các cơn đau có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị ngay lập tức và tránh những biến chứng nguy hiểm.
3 Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Bệnh gout có thể chia thành hai nhóm chính vô phát thường liên quan đến di truyền và lối sống và di truyền và nguyên nguyên thứ phát, phát sinh từ các bệnh lý khác. Dưới đây là 2 nguyên nhân phổ biến của bệnh gout.
3.1 Nguyên nhân thứ phát
Bệnh gout liên quan đến tình trạng tăng axit uric trong mau do một số bệnh lý khác hoặc nguyên nhân khác.
Một số bệnh máu như bệnh đa hồng cầu, bệnh cầu thể tủy, bệnh hodgkin, sarcoma hạc và tủy xương có thể góp phần làm gia tăng nồng độ axit uric.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc trong quá trình điều trị bệnh lý ác tính cũng có thể dẫn tình trạng này
3.2 Nguyên nhân vô phát
Là yếu tố chủ yếu trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh gout Nguyên nhân này thường liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do cơ địa của từng người. Những người mắc gút vô căn thường có quá trình tổng hợp purin nội sinh gia tăng, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao. bệnh nhân thường xuyên.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh gout
Gout là bệnh lý toàn thân có thể tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể, vì vậy việc xác định nhóm đối tượng dễ mắc bệnh luôn được nhiều người chú ý. Với tình trạng ngày càng phổ biến và xu hướng trẻ hóa hiện nay, Bất kỳ ai cũng ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn, Bao gồm:
-
Nam giới: Bệnh gout phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là những người trên 40 tuổi.
-
Người thừa cân: Những người béo phì có nguy cơ cao do cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn.
-
Người có tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc gout, nguy cơ của bạn cũng sẽ tăng lên.
-
Người ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều purin từ thịt đỏ, hải sản và thức uống có đường có thể làm tăng nồng độ axit uric.
-
Người mắc các bệnh lý nền: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh thận có nguy cơ cao hơn.
-
Người dùng thuốc nhất định: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
5. Cách Phòng ngừa bệnh gout
Để phòng ngừa bệnh gout cần có những biện pháp sau:
Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học
-
Duy trì cân nặng hợp lý: Việc đạt và giữ trọng lượng khỏe mạnh không chỉ giúp ngăn chặn các đợt viêm cấp của gout mà còn giảm thiểu tổn thương khớp, đặc biệt là ở khớp gối và khớp háng.
-
Tập thể dục thường xuyên: Dành 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất 5 ngày mỗi tuần giúp phòng ngừa gout và hạn chế tái phát gout cấp tính
-
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: Nghiên cứu chỉ ra rằng ngưng thở khi ngủ có thể ngăn ngừa tái phát gout. cải thiện tình trạng bằng cách tăng lượng oxy trong giấc ngủ có thể giúp ngăn ngừa tái phát gout bằng cách giảm axit uric.
-
Uống nước đủ: Thói quen uống nước đủ hàng ngày không chỉ duy trì sức khỏe thận mà còn hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Lượng nước cần uống hàng ngày thường được dựa trên độ tuổi, cân nặng giới tính và các yếu tố cá nhân khác.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
-
Hạn chế: Tránh hút thuốc lá, rượu bia, nội tạng động vật (gan, thận, tim...), thực phẩm từ thịt chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng), đồ uống có đường (nước ngọt, siro), và các loại bánh kẹo có đường.
-
Sử dụng vừa phải: Cá (cá cơm, cá ngừ, cá hồi), hải sản (sò điệp, tôm, cua), thịt đỏ (bò, lợn), thịt gia cầm (gà, vịt), và socola.
-
Tăng cường: Ăn nhiều trái cây (cherry, việt quất, táo), rau củ (cà rốt, dưa chuột, bí ngô), đậu (đậu xanh, đậu nành), các loại hạt (óc chó, hạnh nhân), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt), trứng, và sữa ít béo.
Lắng nghe cơ thể để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Ngay cả khi không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc gout, bạn vẫn nên chú ý đến các tín hiệu từ cơ thể.
Hãy dành chút thời gian mỗi ngày để kiểm tra xem có xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái, sau khi ăn nhiều thực phẩm giàu protein hoặc uống bia rượu không.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm.