Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi

Mục Lục

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì hiện nay đã có những phương pháp điều trị lao phổi rất hiệu quả. Để hiểu hơn những kiến thức y khoa  liên quan đến căn bệnh này, cũng như cách phòng tránh bệnh, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.


1. Lao phổi là bệnh gì? 

Lao phổi do trực khuẩn lao gây ra tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi. Đây là loại bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp, đây không phải là bệnh di truyền. Bệnh lao thường gây ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như thận, não hoặc cột sống. Một người mắc bệnh lao có thể tử vong nếu họ không được điều trị.

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi


2. Nguyên nhân gây ra lao phổi

Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hay còn được gọi là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn có hình que, có khả năng sinh sản nhanh và có thể sống vài tuần trong nước và không khí. Nếu bệnh nhân khạc đờm xuống nền đất ẩm và nơi thiếu sáng thì trực khuẩn lao có thể tồn tại đến 2 - 3 tháng.

Khuẩn lao sẽ xâm nhập cơ thể khi hít phải không khí bị ô nhiễm (do người bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ), khi nói chuyện trực tiếp với người bị bệnh hay khi dùng chung đồ ăn thức uống với người mắc lao. 

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi


3. Triệu chứng của bệnh lao phổi

Bệnh nhân mắc bệnh sẽ có các biểu hiện đặc trưng sau đây:
 - Đau tức ngực và khó thở.

 - Thường xuyên đổ mồ hôi ban đêm (đặc biệt ở trẻ em).

 - Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do.

 - Sốt, ớn lạnh về chiều.

 - Mệt mỏi kéo dài.

 - Ho dai dẳng và kéo dài trên 3 tuần (ho có đờm, ho khan, ho ra máu) là triệu chứng đáng nghi và quan trọng nhất.

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi


4. Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Chế độ dinh dưỡng

Một số loại thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân mắc bệnh lao bao gồm:

 - Bổ sung thịt bò, gan, ngũ cốc,...

 - Vitamin A, C, E có trong các loại rau, củ, quả, thịt, gan, cá biển,...

 - Bổ sung sắt trong lòng đỏ trứng, mộc nhĩ, đậu nành hoặc nấm hương.

 - Bổ sung Vitamin B6, K từ đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, gan, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt… 

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi


Chế độ sinh hoạt

 - Duy trì lối sống tích cực, tập thể thao và hạn chế stress.

 - Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn biến của bệnh.

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi


Bệnh lao phổi là một bệnh khá nguy hiểm nhưng có thể được trị khỏi nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị chính xác. Để phòng ngừa bệnh lao, bạn nên chủ động đi tiêm phòng lao cho mình và cho cả con cái. Ngoài ra, cũng đừng quên việc thăm khám sức khỏe định kỳ, xây dựng lối sống khoa học, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật nhé!