Hạ Canxi Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Mục Lục
Hạ canxi máu là một bất thường sinh hóa phổ biến hiện nay nhưng đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng, từ không triệu chứng trong những trường hợp nhẹ đến những biểu hiện cấp tính có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân hạ canxi máu
Cung cấp không đủ lượng canxi cho cơ thể : ở những đối tượng có nhu cầu về canxi cao như trẻ em phát triển hay phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, nếu lượng canxi cung cấp hàng ngày không đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng tụt canxi trong máu.
Hạ albumin : hạ canxi máu xảy ra ở những người bị hạ albumin máu bởi các nguyên nhân như: suy dinh dưỡng, xơ gan, bỏng, thận hư, bệnh mãn tính và nhiễm trùng huyết. Ở những bệnh nhân bị hạ canxi máu, việc đo định lượng albumin huyết thanh là rất cần thiết để phân biệt tình trạng hạ canxi máu, bao gồm việc giảm lượng canxi huyết thanh ion hóa, với giảm canxi máu giả, có nghĩa là giảm lượng canxi toàn phần do giảm lượng canxi liên kết cùng với albumin, nhưng lượng canxi ion hóa lại không đổi.
Suy tuyến cận giáp : hormon tuyến cận giáp có với vai trò kết hợp với các hormon khác để có thể điều chỉnh nồng độ canxi, vitamin D và phospho trong máu và xương giúp giữ canxi được cân bằng. Suy tuyến cận giáp được hiểu là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến cận giáp (PTH). Việc thiếu hụt PTH có thể gây ra việc nồng độ canxi giảm và làm tăng nồng độ phospho có trong cơ thể.
Thiếu vitamin D : vitamin D là chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kích thích bài tiết hormone để chuyển hóa xương. canxi cùng với Vitamin D đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và bảo vệ xương từ đó giúp cơ thể phát triển chiều cao. Với chế độ ăn thiếu vitamin D hoặc tình trạng ruột kém hấp thu cũng à nguyên nhân chính dẫn đến tình tràng hạ canxi máu.
Thiếu magie máu : chứng hạ canxi máu là một trong biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu magie. Người bệnh bị hạ canxi máu cộng với việc thiếu magie máu cũng cho thấy nồng độ của hormone tuyến cận giáp (PTH) thấp, và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt magie sẽ gây ức chế việc giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH) ở những người bệnh bị hạ canxi máu.
Bệnh thận : bệnh ống thận, gồm toan hóa ống lượn gần mắc phải do các chất độc thận (ví dụ như kim loại nặng, đặc biệt cadmium) và toan hóa ống lượn xa, có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu nặng do mất canxi thông qua thận và làm giảm khả năng chuyển hóa vitamin D qua dạng hoạt động 1,25 (OH)2D.
Viêm tụy cấp : nguyên nhân là do kết tủa canxi dạng xà phòng hóa có trong khoang bụng, bên cạnh đó việc giải phóng lượng calcitonin do glucagon kích thích và giảm bài tiết của PTH. Khi tuyến tụy bị thương tổn, các axit béo tự do được tạo ra do các hoạt động của lipase trong tuyến tụy. Các muối canxi không được hòa tan xuất hiện trong tuyến tụy, và các axit béo tự do sẽ chelat hóa các muối, dẫn đến việc lắng đọng canxi ở sau phúc mạc. Từ đó dẫn đến việc bị hạ canxi máu.
Hội chứng đói xương : phẫu thuật điều chỉnh cường cận giáp nguyên hoặc thứ phát có thể có liên hệ đến hạ canxi máu nghiêm trọng do sự gia tăng nhanh chóng trong quá trình tái tạo xương. Hạ canxi máu có thể xảy ra nếu tốc độ của khoáng hóa xương vượt quá quá trình hủy xương qua trung gian hủy cốt bào.
2. Triệu chứng hạ canxi máu
G iai đoạn đầu thiếu canxi có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ bộc lộ khi tình trạng bệnh ngày càng tiến triển. Một số triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm: lẩm cẩm hoặc mất trí nhớ, tê và ngứa ở bàn tay, bàn chân và mặt, co thắt cơ bắp, chuột rút cơ bắp, móng tay yếu và dễ gãy, dễ gãy xương, phiền muộn, ảo giác,...
3. Cách phòng ngừa hạ canxi máu
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng hạ canxi máu bằng việc bổ sung lượng canxi vào thực đơn hằng ngày. Một số loại thực phẩm giàu canxi bạn có thể sử dụng như: các sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như sữa, sữa chua và pho mát), quả sung, bông cải xanh, đậu, đậu hũ, sữa đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt,...
Ngoài ra, để tăng cường lượng canxi bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống của mình, vitamin D có vai trò rất quan trọng vì nó làm tăng tốc độ canxi được hấp thụ vào trong máu của bạn. Ánh nắng mặt có thể trời kích hoạt cơ thể bạn tạo ra vitamin D, vì thế việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp bạn tăng mức vitamin D.
Cuối cùng, để duy trì mức canxi ổn định bạn nên thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe như: tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hạn chế sử dụng uống rượu và thuốc lá. Trước khi bổ sung thêm canxi cho cơ thể, bạn cần trao đổi với bác sĩ. Việc hấp thụ quá nhiều canxi, cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.