13 Bệnh răng miệng phổ biến nguyên nhân, và cách phòng ngừa

Mục Lục

Bệnh răng miệng là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều người bỏ qua. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những bệnh về răng miệng không chỉ gây đau nhức mà còn khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Dưới đây là 15 bệnh răng miệng phổ biến hiện nay. 

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng phổ biến  

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng thường gặp bắt nguồn từ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt và không đúng cách dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

15 Bệnh răng miệng phổ biến nguyên nhân, và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng thường do việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt 

  • Vệ sinh răng miệng kém: Không chải răng đúng cách, hoặc thậm chí lười đánh răng, vào buổi sáng và buổi tối đều đặn, không sử dụng chỉ nha khoa sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ của mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng viêm nướu.

  • Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc không chỉ gây xỉn màu răng mà còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, nha chu và các vấn đề răng miệng khác.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng và các bệnh liên quan.

15 Bệnh răng phổ biến hiện nay 

1. Sâu răng 

Sâu răng xuất phát là do vệ sinh răng miệng không đúng cách hình thành khi vi khuẩn trong mảng bám răng chuyển hóa từ đường và từ thực phẩm thành axit, làm mòn men răng và tạo lỗ sâu. 

15 Bệnh răng miệng phổ biến nguyên nhân, và cách phòng ngừa
sâu răng nếu không điều trị sẽ lan ra các răng bên cạnh 

Nếu không điều trị, sâu răng sẽ lan ra các răng khác và lan sang tủy răng, gây đau nhức và nhiễm trùng. Để điều trị nha sĩ sẽ đưa những phương pháp như điều trị tủy , trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng. 

2. Hôi miệng 

Hôi miệng thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém mảng bám vi khuẩn tích tụ, hoặc do các vấn đề viêm nướu, viêm nha chu, mảng bám trên lưỡi hay khô miệng, khiến vi khuẩn phát triển dẫn tới bệnh răng miệng.

Sử dụng nước súc miệng chỉ là phương án tạm thời giải quyết vấn đề hôi miệng. Nếu hôi miệng kéo dài bạn nên đi khám nha khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Viêm lợi 

Viêm lợi thường do mảng bám bám vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu, dẫn đến sưng đỏ và chảy máu. Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng tạo nên cao răng, hình thành các bọc mủ dưới nướu. Lúc này cần đến ngay nha khoa để được điều trị kịp thời tránh biến chứng mất răng vĩnh viễn.

15 Bệnh răng miệng phổ biến nguyên nhân, và cách phòng ngừa
Viêm lợi do vi khuẩn và vệ sinh răng miệng không tốt 

 Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi.

  • là do vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá 

  • Ăn thực phẩm ngọt và cay 

  • Người bệnh tiểu đường 

  • Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt 

5. Viêm tủy 

Viêm tủy răng xảy ra khi vi khuẩn sâu răng xâm nhập vào tủy, gây viêm và đau nhức. Nguyên nhân chính là sâu răng không được điều trị hoặc do chấn thương răng. 

khi gặp tình trạng viêm tủy bạn cần đến gặp nha sĩ để điều trị thường đối với viêm tủy răng nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy, làm sạch vùng sạch khu vực bị viêm, và hàn kín răng. Trong những trường hợp có thể bọc răng để vệ và phục hồi chức năng răng.

6. Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng viêm hoặc đau ở khớp nối giữa hàm dưới và xương sọ. Nguyên nhân có thể bao gồm căng thẳng, nghiên răng, hoặc chấn thương, hoặc khớp hàm không khớp đúng cách.

Các triệu chứng thường gặp là đau hàm, khó mở miệng, là tiếng lục cục khi chuyển hàm. Trong trường hợp nghiêm trọng cần sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa.  

7. Răng khôn mọc lệch 

Răng khôn mọc lệch xảy ra khi răng khôn không có đủ điều kiện về không gian để mọc đúng vào vị trí dẫn đến tình trạng bị lệch hoặc nằm ngang gây sưng đau , sưng nướu và khó chịu khi nhai. 

15 Bệnh răng miệng phổ biến nguyên nhân, và cách phòng ngừa

răng khôn mọc gây khó vệ sinh và đau nhức 

Vì là răng mọc cuối cùng ở vị trí không thuận lợi và nằm sâu trong hàm Bạn cần nhổ răng mọc lệch bởi những lý do sau:

  • Khó vệ sinh răng miệng: Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các bệnh như viêm lợi và viêm tủy răng.

  • Phòng ngừa biến chứng: Để tránh các vấn đề nghiêm trọng như u nang xương hàm, viêm tủy kế cận, và viêm lợi, việc kiểm soát tình trạng răng khôn là rất quan trọng.

  • Chỉ định nhổ răng khôn: Đa số trường hợp răng khôn gây biến chứng sẽ được chỉ định nhổ.

  • Quyết định nhổ răng: Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng và tình trạng cụ thể của răng để quyết định có nên nhổ hay không.

  • Thăm khám và chụp X-quang: Trước khi nhổ răng khôn, cần thăm khám và chụp X-quang để bác sĩ có thể đánh giá mức độ sai lệch của răng.

8. Nứt gãy răng

Nứt gãy răng thường xảy ra do chấn thương, nghiến răng, hoặc nhai thực phẩm cứng. Các triệu chứng bao gồm đau nhức, nhạy cảm khi ăn uống, và vết nứt hoặc gãy trên răng. 

Để điều trị, nha sĩ có thể thực hiện hàn răng, bọc mão răng hoặc điều trị tủy tùy vào mức độ tổn thương. Để phòng ngừa, hãy bảo vệ răng khỏi chấn thương, tránh nhai đồ cứng, và kiểm soát thói quen nghiến răng. 

9. Răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh thường do thiếu không gian trong hàm, răng mọc lệch hoặc do thói quen xấu như mút tay khi còn nhỏ. Điều này có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và các vấn đề về nhai. 

Để điều trị, nha sĩ có thể đề xuất niềng răng hoặc các phương pháp chỉnh nha khác để cải thiện vị trí và sắp xếp của răng. Để phòng ngừa, nên chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha sĩ định kỳ.

10. Răng thưa 

Răng thưa xảy ra khi có khoảng cách lớn giữa các răng, có thể do răng nhỏ hơn bình thường, xương hàm quá rộng, hoặc sự phát triển không đồng đều của răng. 

Nguyên nhân có thể bao gồm di truyền, thói quen như mút tay khi còn nhỏ, hoặc mất răng sớm. Để điều trị, nha sĩ có thể đề xuất niềng răng để điều chỉnh khoảng cách hoặc sử dụng các phương pháp như dán sứ hoặc cầu răng để lấp đầy khoảng trống. 

Việc điều trị giúp cải thiện chức năng nhai, thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn.

11. Nghiến răng 

Nghiến răng là hiện tượng răng nghiến chặt hoặc cọ xát vào nhau, thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc khi căng thẳng. Nguyên nhân có thể do stress, lo âu, hoặc các vấn đề về khớp hàm. 

Triệu chứng bao gồm đau hàm, mòn răng, và đôi khi gây đau đầu. Để khắc phục, bác sĩ có thể khuyên dùng máng bảo vệ răng khi ngủ hoặc thực hiện các bài tập thư giãn cơ hàm. Trong một số trường hợp, việc điều trị căng thẳng và lo âu cũng có thể giúp giảm thiểu nghiến răng.

12. Răng nhạy cảm 

Răng nhạy cảm là tình trạng khi răng trở nên đau buốt hoặc khó chịu khi tiếp xúc với các tác nhân như đồ ăn, thức uống lạnh, nóng, chua hoặc ngọt.

Nguyên nhân thường là do men răng bị mòn, lộ ngà răng, hoặc do tụt lợi, gây ra việc các dây thần kinh trong răng bị kích thích.

Để điều trị, nha sĩ có thể khuyên dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, thực hiện hàn răng hoặc sử dụng các chất phủ bảo vệ răng. 

Bên cạnh đó, cần chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

13. Ung Thư miệng 

Các loại ung thư miệng phổ biến bao gồm ung thư niêm mạc má, ung thư môi, ung thư tuyến nước bọt, ung thư lưỡi, ung thư vòm miệng, và ung thư lợi. Hiện nay, chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến ung thư miệng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ cần lưu ý như:

  • Hút thuốc lá, vì trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại gây tổn thương răng miệng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, kể cả đối với những người hút thụ động.

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian có nhiều tia UV, đặc biệt là ung thư môi.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, gây kích ứng niêm mạc.

  • Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng.

  • Nhiễm virus HPV type 16 qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến ung thư khoang miệng.

Cách phòng chống bệnh răng miệng  

Để phòng chống các bệnh về răng miệng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, và súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có tính axit: Những thực phẩm này có thể gây sâu răng và mòn men răng nếu tiêu thụ quá mức.

  • Thăm khám nha sĩ định kỳ: Kiểm tra và làm sạch răng miệng ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm các vấn đề và ngăn ngừa bệnh.

  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, ung thư miệng và sâu răng.

  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp răng và nướu chắc khỏe.

  • Bảo vệ răng khi chơi thể thao: Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng để tránh chấn thương trong các hoạt động thể thao.

Việc duy trì thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh răng miệng thường gặp.

 Việc duy trì thói quen vệ sinh đúng cách kết hợp với thăm khám nha sĩ định kỳ sẽ giúp bạn bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, tránh các bệnh như viêm lợi, sâu răng hay viêm tủy. 

Hãy chú trọng đến sức khỏe răng miệng ngày hôm nay để có nụ cười tươi sáng và tự tin hơn mỗi ngày!

Chăm sóc sức khỏe và cung cấp sản phẩm chất lượng cao luôn là ưu tiên hàng đầu của Dược Giá Sỉ. Chúng tôi  mang đến cho các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc những loại thuốc tốt nhất với mức giá cạnh tranh. 

Hãy liên hệ ngay với Dược Giá Sỉ để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng. Cùng chúng tôi nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục vụ cộng đồng tốt hơn mỗi ngày!

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận báo giá ưu đãi nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN