Nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa các bệnh về xương khớp
Mục Lục
Xương khớp là bệnh trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải do nhiều nguyên nhân và đang có xu hướng dần trẻ hóa. Đau nhức xương khớp kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm, vậy làm cách nào để biết và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả?
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì lớp đệm giữa phần sụn và khớp sẽ càng mòn và mỏng hơn, khi chúng bị mất đi sẽ khiến khớp và sụn cọ xát với nhau gây ra các
- Chấn thương: Do tai nạn khi tham gia giao thông hoặc vấp ngã khiến cho hệ thống cơ xương khớp gặp thương tổn,…
- Ăn uống thiếu dưỡng chất cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh dễ mắc bệnh về xương khớp.
- Béo phì - thừa cân: Nguy cơ mắc bệnh về xương khớp ở người thừa cân, béo phì cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng. Từ đó gây áp lực lớn lên sụn khớp, khiến sụn khớp bị tổn thương.
- Công việc: Những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc gây áp lực lên cơ xương khớp có nguy cơ mắc bệnh sẽ là rất lớn.
2. Hậu quả nặng nề của bệnh xương khớp.
Xương khớp là bệnh nguy hiểm, là bệnh lý xếp hàng đầu dẫn đến tình trạng bại liệt. Theo thống kê trên thế giới cứ 30s sẽ có một người bị gãy xương do loãng xương, 50% người mắc các bệnh cơ xương khớp bị tàn phế hoặc nặng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
- Những người bị loãng xương nếu hoạt động mạnh dễ bị gãy, sụt lún cột sống, gãy tay chân,...
- Bệnh thoái hóa khớp có thể khiến sụn khớp bị phá hủy, đầu xương bị tổn thương nặng, nếu muốn vận động được cần phải thay khớp xương nhân tạo không sẽ bị bại liệt.
- Viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, co quắp ngón tay, ngón chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động, teo cơ, nguy hiểm hơn là tàn phế.
- Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh lý về cơ xương khớp khác gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể là tàn phế hoặc tính mạng người bệnh.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Không nên giữ quá lâu một tư thế: Do đặc thù công việc chẳng hạn như lái xe, hoặc làm việc ở văn phòng phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính,… khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu, giữ quá lâu một tư thế gây áp lực lên hệ thống xương khớp, đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông, dễ bị tắc mạch, teo cơ và loãng xương,..
- Loại bỏ những thói quen không như: gối cao hơn 6cm khi ngủ, đặt máy tính quá thấp, khom người khi bê, nhấc không đúng cách,
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Tập thể dục cũng là một cách tốt để ngăn ngừa các vấn đề về khớp. việc tập thể dục giúp cho các khớp không bị cứng, cơ bắp khỏe mạnh, đồng thời giúp xương khớp thêm chắc khỏe, dẻo dai.