Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền

Mục Lục

1. Vì sao phải truyền dịch?

Dịch truyền là dung dịch thuốc vô khuẩn được dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Dịch truyền gồm nhiều loại với thành phần ở những nồng độ thành phần khác nhau, có thể ở dạng ưu hoặc đẳng trương với các chất tương ứng trong máu. Một số dạng dịch truyền hầu như có đầy đủ các vi chất và được dùng để bổ sung vitamin hoặc thay thế huyết tương, acid amin là trong một số những trường hợp cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng trong khi bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng thông qua đường tiêu hoá. Khi hàm lượng glucose hoặc các chất điện giải trong máu quá thấp, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra quyết định có truyền dịch hay không. 

Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền

2. Những nguy cơ chết người khi truyền dịch

Khi truyền dịch cho bệnh nhân cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có nguy cơ bị sốc phản vệ. Sốc có thể xảy ra ngay lập tức hoặc trong ngày sau khi tiêm. Dấu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run, sốt, nhiệt độ cơ thể lên 39 - 40oC hoặc có thể cao hơn,... Nếu không xử lý kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ do dụng cụ tiêm truyền không bảo đảm vệ sinh vô trùng hay tốc độ truyền quá nhanh. Đôi khi có thể do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc bị dị ứng thuốc. Dù cho có nguyên nhân nào cũng phải ngừng tiêm truyền ngay lập tức và dùng thuốc cấp cứu sốc phản vệ theo quy định của ngành. 

Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền

3. Thận trọng khi truyền dịch

Hiện nay đã có nhiều tai biến có thể sảy ra do truyền dịch, nhất là khi truyền dịch với mục đích đẹp da, bù nước, bồi bổ cơ thể,... Nhiều bác sĩ cũng rất thích dùng các loại đạm thủy phân, các loại dung dịch truyền bổ sung vitamin để truyền cho bệnh nhân, vừa tốn tiền và có khi không cần thiết.

Cần phải rất thận trọng đối với bệnh nhân lớn tuổi, thận có độ lọc yếu, bệnh nhân tim mạch hoặc có bệnh lý về não khi truyền dịch có chứa chất điện giải. Việc truyền dịch cho  trẻ em cũng cần phải cân nhắc kỹ. Trước khi truyền dịch, người bệnh phải khám và làm xét nghiệm kĩ càng, xác định đúng nguyên nhân bệnh. Nếu bệnh nhân bị mất nước mà vẫn có thể ăn uống được thì tốt nhất không nên truyền dịch, tốt nhất vẫn nên bổ sung bằng đường ăn uống những thức ăn mềm, có nước như cháo, súp, nước hoa quả, sữa, oresol, vitamin C,...

Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền

Tuy dịch truyền và truyền dịch là một thủ thuật khá phổ biến hiện nay nhưng cũng cần phải cực kỳ thận trọng và chỉ được thực hiện ở nơi cơ sở y tế đủ điều kiện và phải do bác sĩ quan sát, chỉ định liều lượng, tốc độ truyền sao cho phù hợp để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra.