Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sốt Xuất Huyết
Mục Lục
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 hàng năm thời điểm này thời điểm mà muỗi vằn phát triển mạnh mẽ. Do điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue đang gia tăng.Việc nắm vững kiến thức về sốt xuất huyết, từ triệu chứng, nguyên nhân, cách phát hiện bệnh cho đến các biện pháp phòng tránh, sẽ giúp bạn và gia đình phòng ngừa bệnh tốt hơn và bảo vệ sức khỏe một cách an toàn.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, lây lan qua vết đốt của muỗi vằn mang virus dengue xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra bệnh.
Bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và khớp, và phát ban da.
Bệnh sốt xuất huyết là gì ?
Trong một số trường hợp nặng hơn, bệnh có thể gây xuất huyết (chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu lợi) và dẫn đến suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn có gặp ở một trong hai dạng: sốt xuất huyết với các biểu hiện rõ ràng bên ngoài, hoặc xuất huyết trong cơ thể (nội tạng). Dạng biểu hiện thường dễ nhận biết hơn, trong khi xuất huyết nội tạng có thể nguy hiểm và khó phát hiện nếu không được theo dõi kỹ lưỡng.
Dấu hiệu của sốt xuất huyết dạng cổ điển (thể nhẹ) ở người lớn
Thường rõ ràng hơn so với trẻ em, với các biểu hiện điển hình và ít có biến chứng. Bệnh nhân thường khởi phát với cơn sốt kéo dài từ 4 đến 7 ngày sau khi bị muỗi truyền virus, kèm theo những triệu chứng như:
-
Đau sau hốc mắt
-
Đau đầu dữ dội
-
Đau nhức cơ và khớp
-
Sốt cao, có thể đạt đến 40,5°C
-
Phát ban trên da
-
Buồn nôn và nôn mửa
Những triệu chứng này tuy khá phổ biến nhưng không gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Dạng sốt huyết nội tạng gây xuất huyết nội tạng
Khi bị xuất huyết nội tạng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng xuất huyết ở đường tiêu hóa hoặc não. Với xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh ban đầu chỉ có các triệu chứng nhẹ như đau đầu và sốt nhẹ, không phát ban.
Sau khoảng 2 ngày, sẽ xuất hiện tình trạng đi tiêu ra máu, phân có thể có màu đen hoặc có lẫn máu tươi. Trên da sẽ xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống.
Trong trường hợp xuất huyết não, việc phát hiện rất khó vì các triệu chứng thường không rõ ràng. Người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu, và trong một số trường hợp có thể bị liệt tay chân hoặc liệt nửa người.
Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê và dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
Đây là dạng nặng nhất của sốt xuất huyết ở người lớn, với các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thể nhẹ. Bên cạnh các biểu hiện thông thường, bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu nghiêm trọng và tụt huyết áp.
Tình trạng này thường gặp ở những người đã từng mắc bệnh trước đó, khi cơ thể đã phát triển một số miễn dịch với kháng nguyên virus. sau 2-5 ngày nhiễm bệnh, triệu trứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và dạng bệnh này cũng có thể xảy ra ở trẻ em dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh sốt huyết ở người lớn
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về sốt huyết ở người lớn và cách điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là điều cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tại nhà: Khi phát hiện các triệu chứng sốt kéo từ 2 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà. Biện pháp quan trọng nhất trong giai đoạn này là bổ sung nước cho cơ thể
Nhập viện ngắn hạn(12-24 giờ): Nếu việc bổ sung nước qua đường uống không hiệu quả và bệnh nhân xuất hiện các đốm xuất huyết dưới da hoặc trên niêm mạc, cần đưa ngay tới bệnh viện để đề điều trị.
Nhập việc dài hạ (>24 giờ): Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu lạnh chân tay, sốt kéo dài mạch yếu, đau họng hoặc khó thở, việc điều trị tại bệnh viện là bắt buộc
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết. Việc điều trị chủ yếu tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát triệu chứng. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi uống nhiều nước, ăn những món ăn dễ tiêu,và hạ sốt bằng paracetamol. Đồng thời, bệnh nhân nên theo dõi tình trạng của mình thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua trung gian muỗi vằn, vì vậy, để phòng tránh hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em, cách tốt nhất là thực hiện các biện pháp sau:
Tránh bị muỗi đốt
Muỗi vằn Aedes aegypti truyền virus Dengue thường hoạt động mạnh vào ban ngày. Để phòng tránh, bạn có thể:
-
Mặc quần áo dài tay, kín đáo khi ra ngoài.
-
Sử dụng kem chống muỗi, thuốc xịt muỗi, hoặc các thiết bị đuổi muỗi.
-
Ngủ trong màn chống muỗi hoặc sử dụng cửa lưới để ngăn muỗi vào nhà.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi
Muỗi thường đẻ trứng ở những khu vực đọng nước. Do đó, cần phải:
-
Loại bỏ hoặc đậy kín các dụng cụ chứa nước như thùng, bể, chậu cây, và lốp xe.
-
Vệ sinh bể nước, chậu hoa thường xuyên để không còn nước đọng.
-
Xử lý các cống rãnh, máng nước và khơi thông dòng chảy để tránh nước đọng.
Phun thuốc diệt muỗi
Định kỳ phun thuốc diệt muỗi ở các khu vực có nhiều muỗi sinh sống, đặc biệt là trong mùa mưa khi muỗi phát triển mạnh.
Kết Luận
Đối với bệnh sốt xuất huyết, việc tìm kiếm và sử dụng các loại thuốc điều trị đúng cách là rất quan trọng.
Dược Giá Sỉ , với sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp dược phẩm, là đối tác tin cậy cung cấp các sản phẩm thuốc cho các bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám.
Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp hiệu quả và kịp thời, hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết và các vấn đề sức khỏe khác, giúp cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho cộng đồng.
Nguồn tham khảo: Vinmec