Những Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày và thói quen giúp dạ dày khỏe mạnh
Mục Lục
Cơn đau dạ dày tạo cảm giác khó chịu khiến bạn mất tập trung trong khi làm việc cũng như sinh hoạt. Có nhiều khách khắc phục cơn đau, nhưng đa số mọi người vẫn ưu tiên lựa chọn việc cải thiện chế độ ăn để làm giảm cơn đau. Bài viết này giới thiệu những loại thực phẩm tốt cho dạ dày giúp phòng ngừa và làm dịu cơn đau dạ dày của bạn.
1. Những lý do khiến dạ dày thường gặp các vấn đề
- Chế dộ ăn không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng ,uống nhiều rượu bia và sử dụng chất kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày
- Căng thằng stress: Tâm lý căng thẳng kéo dài làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến việc viêm loét
- Sủ dụng thuốc : Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hay kháng sinh nếu sử dung lâu dài có thể gây kích ứng và viêm loét dạ dày
- Ăn uống không đúng giờ: Bỏ bữa , ăn quá no hoặc ăn quá nhanh cũng ảnh hưởng đến chức năng dạ dày
2. Những thực phẩm tốt cho dạ dày
2.1 Thực phẩm giàu tinh bột.
Các loại thức ăn giàu tinh bột như gạo, yến mạch, khoai tây có thể giúp làm dịu dạ dày của bạn. Hãy thử ăn một bát yến mạch hoặc một bát cơm. Điều này có thể giúp làm cho dạ dày của bạn dễ chịu hơn và có thể làm cho cơn đau dạ dày biến mất.
Bạn cũng có thể thử bánh mì nướng khô. Tránh ăn mứt, thạch hoặc bơ trên bánh mì nướng. Những thứ đó có thể khiến dạ dày của bạn phản ứng lại và khiến cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn có thể thử bánh quy giòn, chúng giúp hấp thụ axit trong dạ dày và giảm đau nhức.
Cơm là thực phẩm tốt cho dạ dày
2.2 Sữa chua
Tiêu hóa không đúng cách là nguyên nhân phổ biến của bệnh đau dạ dày. Để quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại, bạn có thể ăn sữa chua để thúc đẩy quá trình này. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn xấu, cân bằng đường ruột, làm giảm đau dạ dày của bạn.
2.3 Táo
Táo là một thực phẩm tuyệt vời để ăn khi dạ dày của bạn khó chịu. nó có thể làm dịu dạ dày của bạn vì nó giàu tinh bột và có độ axit thấp. Nó cũng dễ tiêu hóa. Hãy thử một bát nhỏ vào bữa sáng để giúp giảm đau dạ dày của bạn. Ngoài ra, táo cũng giàu chất xơ, có thể giúp giảm đau dạ dày liên quan đến táo bón.
Tạo cung cấp nhiều chất sơ rất tốt cho dạ dày
2.4 Chuối
Chuối chứa kali, giúp chống mất nước và dạ dày bị kích thích. Chúng cũng có đường tự nhiên, có thể giúp giảm cơn đói liên quan đến đau bụng vào sáng sớm.
2.5 Đu đủ
Đu đủ rất giàu enzyme papain và chymopapain, giúp giảm nồng độ axit và phân hủy protein trong dạ dày của bạn.
Đu đủ cũng sẽ giúp giảm táo bón, khuyến khích tiêu hóa và làm dịu chứng khó tiêu.
Đu đủ giảm nồng độ axit trong dạ dày
2.6 Nước
Mất nước có thể gây ra đau dạ dày. Hãy rót cho mình một cốc nước và uống từ từ. Bạn không nên uống quá nhanh vì sẽ gây sốc cho dạ dày lúc đang đói
Bạn cũng có thể uống nước trái cây để giúp bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng hoặc chất điện giải nào mà bạn có thể bị thiếu.
2.7 Gừng
Gừng thúc đẩy việc giải phóng các enzym giúp trung hòa axit dạ dày và chứa phenol giúp thư giãn cơ dạ dày và các mô bị kích thích. Bạn có thể pha một cốc trà gừng uống để làm dịu cơn đau dạ dày.
Gừng có khả năng kháng viêm hiệu quả
2.8 Trà hoa cúc
Một phương pháp tuyệt vời để làm dịu cơn đau dạ dày bạn nên biết đó là dùng trà hoa cúc. Hoa cúc có tác dụng giúp giảm viêm, có thể giúp thư giãn các cơ trong dạ dày gây ra cơn đau.
2.9 Nước dừa
Không giống như nước bình thường, nước dừa có chứa chất điện giải và các chất dinh dưỡng tự nhiên có thể giúp giảm đau dạ dày. Nước dừa có chứa đường tự nhiên sẽ cung cấp cho bạn calo để cung cấp năng lượng cũng như kali và vitamin C
3 Các thói quen có lợi cho dạ dày
- Ăn uống đúng giờ : Giữ thói quen ăn đúng bữa giúp dạ dày hoạt động ổn định và giảm nguy cơ viêm loét.
- Nhai kỹ khi ăn : Nhai kỹ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ : Những thực phẩm này dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit.
- Tránh ăn quá no hoặc quá nhanh : Điều này có thể khiến dạ dày bị căng giãn và khó tiêu.
- Uống đủ nước : Nước giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và làm mềm thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Kiểm soát căng thẳng : Stress kéo dài làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, do đó cần giữ tinh thần thoải mái.
- Hạn chế rượu bia và thuốc lá : Các chất kích thích này làm tổn thương lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét.