Hay Buồn Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Mục Lục
Ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ là tình trạng chung của rất nhiều người gặp phải. Việc này có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt kém khoa học hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nào đó. Vậy ngủ nhiều nhưng vẫn thấy buồn ngủ là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.
1. Buồn ngủ như thế nào là bất thường?
Buồn ngủ là dạng trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể chúng ta, thể hiện trạng thái thúc giục cơ thể đi vào giấc ngủ để được nghỉ ngơi. Trung bình một ngày mỗi người cần ngủ từ 6 - 9 giờ. Tùy vào độ tuổi và một số yếu tố khác mà thời gian ngủ sẽ có sự thay đổi khác nhau giữa mỗi người.
Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ diễn ra thường xuyên hay trong một khoảng thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống thì đó có thể là một tín hiệu bất thường của cơ thể.
2. Hay buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng cơ thể bị suy giảm lượng huyết sắc tố hoặc lượng hồng cầu ở ngoại vi, dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp cho các mô. Khi thiếu máu, hệ thống thần kinh và bộ não sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy để duy trì trạng thái hoạt động như bình thường. Kết quả là người bị bệnh thiếu máu sẽ hay buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, chậm chạp,…
Thiếu vitamin
Việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất lâu dài gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến cơ thể không thể tổng hợp các chất cần thiết dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi, hay buồn ngủ kéo dài.
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất hormone điều hoà quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Đặc biệt, tuyến giáp là nơi tạo ra hormone thyrotropin có ảnh hưởng đến giấc ngủ thông qua vùng dưới đồi. Khi ta bị suy giảm tuyến giáp, các hormone sẽ không được tạo ra đủ làm ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động và chức năng của cơ thể khiến cơ thể chúng ta buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi,..
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường có trong cơ thể. Nồng độ glucose trong máu tăng cao bất thường nhưng không nào thể chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Dẫn đến việc người bệnh luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, thèm ngủ kéo dài.
Bệnh tâm lý
Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động ăn, ngủ, nhận định về bản thân và những người xung quanh.
Bệnh mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên là bệnh lý khó đi vào giấc ngủ và giấc ngủ không sâu kéo dài trên một tháng. Những bệnh nhân mắc bệnh này thường cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày, tuy nhiên ban đêm lại rất khó hoặc thậm chí không thể ngủ được.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm các cho bạn thông tin về các bệnh lý thường hay liên quan đến tình trạng hay buồn ngủ. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!