Chỉ Số LDL Cholesterol Trong Máu Và Những Điều Cần Biết Về Nó
Mục Lục
Để đánh giá được lượng chất béo có trong máu thường thông qua xét nghiệm mỡ máu. Trong các kết quả xét nghiệm, sẽ xuất hiện chỉ số như LDL cholesterol. Vậy chỉ số LDL cholesterol có trong máu là gì? Hãy cùng chúng ta tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. LDL cholesterol là gì?
Cholesterol được vận chuyển qua máu thông qua hai loại protein được gọi là lipoprotein. Những lipoprotein này gồm LDL (lipoprotein có mật độ thấp), chúng đôi khi được gọi là cholesterol “xấu” và HDL (lipoprotein có mật độ cao), hoặc được gọi là cholesterol “tốt”.
2. LDL cholesterol bao nhiêu là cao?
- Với người trưởng thành, chỉ số LDL cholesterol ở trạng thái lý tưởng thường là dưới 100mg/dL. Nếu bạn có mức cholesterol từ 100 – 120mg/dL thì vẫn có thể xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh như: tiểu đường, tim mạch hay các yếu tố nguy cơ tim mạch thì nên để LDL cholesterol dưới 70mg/dL. Nếu mức cholesterol có trong khoảng 130 – 159mg/dL thì được xem là đang ở mức giới hạn cao, 160 – 189mg/dL là thuộc mức cao và từ 190mg/dL trở lên thuộc mức rất cao.
- Ở trẻ, chỉ số LDL cholesterol ở mức giới hạn cao là từ 110 – 129mg/dL và từ 130mg/dL là ở mức cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chế độ ăn uống của trẻ dể giúp duy trì mức LDL cholesterol dưới 110mg/dL là tốt nhất.
3. Chỉ số LDL cholesterol trong máu cao có nguy hiểm không?
Chỉ số LDL cholesterol ở mức cao có thể gây ra sự tích tụ nguy hiểm của cholesterol trên các thành động mạch của ta. Những mảng bám này có thể làm cản trở lưu lượng máu qua động mạch của bạn, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Các cơn đau thắt ngực: Nếu việc cung cấp máu của các động mạch cho tim bị ảnh hưởng, bạn có thể bị hành hạ bởi cơn đau thắt ngực và một số triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.
- Đau tim: Nếu các mảng bám bị rách hoặc vỡ, các cục máu đông có thể hình thành và ngăn chặn dòng máu tại vị trí bị vỡ hoặc vỡ ra và làm tắc nghẽn động mạch. Về lâu dài sẽ khiến lượng máu đến một phần trái tim bị trì trệ hoặc có thể bị ngừng lại, gây ra tình trạng đau, nhói tim.
- Đột quỵ: Tương tự như quá trình gây ra cơn đau tim, đột quỵ cũng xảy ra khi cục máu đông chặn dòng máu đến một phần não bộ của bạn.
Bên cạnh đó, khi nồng độ LDL cholesterol trong máu tăng quá cao, chúng sẽ dần lắng đọng trong thành mạch của não và tim. Nếu tình trạng này kéo dài và không được giải quyết sớm sẽ hình thành xơ vữa động mạch. Những mảng bám này là nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp hoăch tắc nghẽn mạch máu, làm tăng các nguy cơ vỡ đột ngột tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim đe dọa rất lớn đến tính mạng chúng ta.
4. Yếu tố nguy cơ làm tăng chỉ số LDL cholesterol trong máu
- Ăn uống: Khi bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa có thể làm cho mức cholesterol không lành mạnh. Chất béo bão hòa thường có trong các miếng thịt nhiều mỡ và các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất béo. Chất béo chuyển hóa thì thường thấy trong các loại đồ ăn nhẹ hoặc món tráng miệng đóng gói.
- Béo phì: Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 trở lên sẽ dễ khiến bạn có nguy cơ cao bị cholesterol.
- Ít vận động: Việc tập thể dục giúp tăng cường HDL của cơ thể - loại cholesterol “tốt”.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá có khả năng làm giảm mức HDL là loại cholesterol "tốt".
- Rượu bia: Uống rượu bia quá nhiều có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần.
- Tuổi: Trẻ nhỏ cũng có thể có mức cholesterol không tốt cho sức khỏe, nhưng những người trên 40 tuổi nó phổ biến hơn nhiều. Khi bạn càng già đi, gan loại bỏ cholesterol LDL càng kém.
5. Cách giảm chỉ số LDL cholesterol trong máu hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn uống
- Ăn nhiều các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Giảm thiểu việc tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Thay thế việc sử dụng các loại dầu thực vật bão hòa bằng các loại dầu thực vật không bão hòa.
- Giảm lượng cholesterol có trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
Tập thể dục thường xuyên
Sử dụng thuốc
Nếu mức LDL cholesterol vẫn cao sau khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như là tập thể dục, bạn có thể phải cần dùng thuốc để giảm cholesterol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được chỉ định bởi bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể sẽ gây ra những tình huống xấu cho sức khỏe.
Vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc về “Chỉ số LDL cholesterol có trong máu là gì?”. Mức LDL cholesterol trong máu cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh về tim mạch. Việc kiểm tra và kiểm soát chỉ số LDL cholesterol là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.